Tiềm năng của tự động hóa trong sản xuất hiện đại

tiềm năng của tự động hoá sản xuất

Trong thời đại Công nghiệp 4.0, việc tự động hóa trong sản xuất đang trở thành một xu hướng không thể bỏ qua. Từ những xưởng sản xuất nhỏ đến các nhà máy công nghiệp quy mô lớn, việc áp dụng của công nghệ tự động hoá đã mang lại những cải thiện đáng kể về hiệu suất và chất lượng. Hãy cùng AES Việt Nam phân tích chi tiết hơn về vai trò của tự động hoá sản xuất ngày nay thông qua bài viết dưới đây.

1. Tự động hóa sản xuất là gì? 

Tự động hóa sản xuất là việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất công nghiệp để chuyển một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất từ lao động của con người sang cho máy móc và thiết bị. Theo định nghĩa này, quá trình tự động hoá không đòi hỏi sự can thiệp quá mức từ của con người mà thay thế bằng cách sử dụng những hệ thống điều khiển để máy móc hoạt động nhanh chóng, chính xác và ít phụ thuộc vào con người, thậm chí một số quy trình có thể hoàn toàn tự động.

tự động hoá sản xuất

Tự động hóa sản xuất đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm công nghiệp sản xuất, gia công cơ khí, dây chuyền lắp ráp tự động, và kiểm soát chất lượng. Các hệ thống điều khiển phổ biến được sử dụng trong quá trình sản xuất bao gồm servo, PLC, mạch điện tử, và G code. Các hệ điều khiển này có thể bao gồm cả việc điều khiển từ các quy trình đơn giản đến các thuật toán phức tạp, từ việc điều khiển máy móc đơn giản đến các hệ thống công nghiệp lớn.

2. Ưu điểm của tự động hóa sản xuất

Hiện nay, việc áp dụng tự động hoá sản xuất đem lại nhiều lợi ích thiết thực, cụ thể như sau:

  • Tăng cường hiệu suất làm việc: Tự động hoá sản xuất giúp tối đa hóa thời gian và năng lực sản xuất bằng cách sử dụng máy móc và robot. Các thiết bị này hoạt động liên tục 24/7, không cần nghỉ ngơi như con người, từ đó tăng cường tốc độ sản xuất đặc biệt là trong các doanh nghiệp sản xuất hàng loạt.
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm: Tự động hóa sản xuất giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng nhất và có độ hoàn thiện cao. Robot và máy móc được lập trình để thực hiện công việc một cách nhất quán và chính xác, đồng thời có khả năng phát hiện và loại bỏ sản phẩm lỗi trong quá trình sản xuất.
  • Cắt giảm chi phí sản xuất: Áp dụng tự động hoá sản xuất giúp hạn chế sự phụ thuộc vào lao động thủ công, giảm bớt chi phí nhân công. Ngoài ra, tự động hoá cũng giúp tối ưu hóa việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng, từ đó giảm thiểu lãng phí.
  • Tăng tính linh hoạt trong sản xuất: Tự động hoá sản xuất giúp doanh nghiệp thích nghi nhanh chóng với thị trường biến động bằng cách điều chỉnh sản xuất tự động dựa trên các thông số đầu vào, giảm thiểu thời gian chuyển đổi giữa các công đoạn sản xuất, tạo ra sự linh hoạt và tính cạnh tranh.
  • Tăng tính an toàn lao động: Sử dụng robot và hệ thống tự động hoá giúp giảm rủi ro cho nhân viên trong các công đoạn sản xuất có nguy cơ cho sức khỏe và an toàn lao động. Đồng thời, tự động hóa cũng cải thiện điều kiện làm việc và tinh thần làm việc của nhân viên.
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh: Tự động hóa sản xuất khuyến khích áp dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, IoT để nâng cao hiệu quả hoạt động. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng hoạt động kinh doanh.

3. Giải pháp tự động hóa sản xuất ngày nay

Nhờ vào những tiến bộ của cuộc cách mạng công nghiệp, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống Internet vạn vật công nghiệp (IIoT), việc tự động hoá sản xuất ngày càng được chú trọng và thúc đẩy mạnh mẽ. Mặc dù ban đầu, nhiều doanh nghiệp lo lắng rằng đầu tư vào các dây chuyền sản xuất công nghệ mới sẽ tốn kém chi phí và mất nhiều thời gian để đào tạo nhân sự. Thế nhưng, thực tế chính kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã giúp các doanh nghiệp sản xuất giải quyết bài toán kinh tế, đầu tư thông minh, hiệu quả.

Sản xuất tự động hoá

Trước làn sóng mới của công nghệ số hóa, việc áp dụng các dây chuyền công nghệ cao trở nên tất yếu. Các nhà máy đang hướng tới xây dựng mô hình nhà máy thông minh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về những sản phẩm chất lượng và tinh tế nhất.

Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các thiết bị, máy móc trong nhà máy với nhau và với các hệ thống quản lý sản xuất. Công nghệ này cho phép tự động hoá sản xuất, thu thập và phân tích dữ liệu từ quá trình sản xuất để đưa ra các quyết định tối ưu. Ngoài ra, robot công nghiệp cũng được ứng dụng rộng rãi để thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại một cách chính xác và hiệu quả.

Các công nghệ tự động hoá tiên tiến khác đang được phát triển và áp dụng trong sản xuất, bao gồm:

  • Trí tuệ nhân tạo (AI): Sử dụng AI để tự động hóa các nhiệm vụ phức tạp và phát triển các giải pháp sáng tạo.
  • Dữ liệu lớn (Big Data): Phân tích dữ liệu từ quá trình sản xuất để phát hiện xu hướng và cơ hội mới.
  • Nền tảng đám mây (Cloud): Lưu trữ và xử lý dữ liệu từ quá trình sản xuất trên nền tảng đám mây, giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả.

Việc áp dụng các công nghệ tự động hóa quá trình sản xuất giúp nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, đồng thời tăng cường lợi ích và sức cạnh tranh của doanh nghiệp 

Những lĩnh vực nên sử dụng nhà máy thông minh bao gồm:

  • Chế tạo ô tô
  • Hàng không
  • Công nghệ cao
  • Năng lượng
  • Sản xuất hàng tiêu dùng
  • In 3D
  • Thực phẩm & Đồ uống

AES Việt Nam tự hào là đối tác triển khai giải pháp nhà máy thông minh 4.0 ở Việt Nam và khu vực Nam Châu Á với các sản phẩm từ các hãng phần mềm danh tiếng. Các sản phẩm IIoT, MES/MOM, ERP, APS,… của chúng tôi sẽ giúp giải quyết triệt để nhu cầu của khách hàng. Để tìm hiểu thêm về giải pháp nhà máy thông minh vui lòng liên hệ hotline (+84) 96 1402 699 để được tư vấn. 

Cập nhật thông tin mới nhất về sản phẩm và các hoạt động của AES Việt Nam tại facebook.com/aesvietnamsmartfactory

Chia sẻ bài viết

Facebook
LinkedIn
Email

Bài viết liên quan

phần mềm mes
Phần mềm MES – Phần mềm thực thi sản xuất 

Quá trình chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang nền công nghiệp 4.0, việc sử dụng công nghệ số trong quản lý và vận hành nhà máy đã trở thành một xu hướng phổ biến, đặc biệt là trong việc thúc đẩy mô hình nhà máy thông minh (Smart

Xem thêm »